Cách cúng Ông Công Ông Táo chuẩn nhất



Cách cúng Ông Công Ông Táo chuẩn nhất

Thờ cúng Ông Công Ông Táo ( hay còn được gọi là Táo Quân, Ông Táo …) là một nét văn hóa của người dân Việt Nam ta từ rất lâu đời. Theo tín ngưỡng dân gian thì Ông Công Ông Táo là Vị Thần cai quản việc bếp núc trong gia đình, chịu trách nhiệm về việc ăn uống của con người. Ngoài ra Táo Quân còn được Ngọc Hoàng giao cho một nhiệm vụ rất quan trọng đó là xem xét, ghi chép những việc làm thiện – ác của từng gia đình chốn nhân gian sau đó báo cáo lại với Ngọc Hoàng vào cuối năm.

Theo đó người dân Việt Nam ta quan niệm ngày 23 tháng Chạp hàng năm chính là ngày Táo Quân lên chầu trời để báo cáo mọi chuyện nơi trần gian với Ngọc Hoàng Đại Đế. Nên người người, nhà nhà đều chuẩn bị những mâm cỗ để cúng tiễn Táo Quân lên trời như một cách tỏ lòng biết ơn với các Ngài bới một năm qua các Ngài đã luôn coi sóc, phù hộ cho gia đình một năm bình an, hạnh phúc, may lành, đồng thời mong muốn khi về trời Ông Táo sẽ nói nhiều điều tốt về gia đình và hạn chế những tin xấu.

Nếu các bạn còn đang lấn cấn chưa biết chuẩn bị lễ cũng như thế này, nghi thức cúng Táo Quân ra sao thì qua bài Viết này chúng tôi sẽ hướng dẫng cho các bạn ” Cách cúng Ông Công Ông Táo chuẩn nhất “.

Nguồn gốc Ông Công Ông Táo theo quan niệm và tín ngưỡng của người dân Việt Nam.

Ở nước ta sự tích Ông Công Ông Táo ban đầu được truyền khẩu, rồi sau này mới được ghi chép lại nên cũng có sự khác nhau. Xong nội dung có thể được tóm tắt lại như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi, hai người lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con, nên buồn phiền và hay cãi cọ nhau. Một hôm Trọng Cao giận quá rồi đánh Thị Nhi, khiến Thị Nhi bỏ đi. Thị Nhi bỏ đi thì gặp Phạm Lang, cả hai phải lòng nhau rồi Thị Nhi về làm vợ Phạm Lang.

Một thời gian sau Trọng Cao hết giận vợ, cảm thấy mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Trong lúc đi tìm vợ Trọng Cao bị mất hết tiền bạc nên phải đi ăn xin. Một hôm Trọng Cao tới xin đúng nhà của Thị Nhi  rồi cả hai nhận ra nhau và kể cho nhau nghe hết sự tình,Thị Nhi rất ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang. Trong lúc Trọngg Cao và Thị Nhi chưa biết làm thế nào để giải quyết việc này thì Phạm Lang trở về nhà. Thị Nhi sợ Phạm Lang và Trọng Cao gặp nhau sẽ khó giải thích nên kêu Trọng Cao tạm ẩn trong đống rơm ngoài vườn.

Không ngờ được là Phạm Lang về nhà lại liền đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không giám ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy vậy cho rằng Trọng Cao chết vì sự sắp đặt của mình nên đã nhảy vào đống rơm để chết theo. Phạm Lang bất ngờ không biết làm cách nào để cứu vợ nên cũng nhảy vào đống lửa chết theo vợ.

Sau khi chết linh hồn của ba người được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy cả ba đều có tình nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, mỗi người cai quản một việc. Phạm Lang là Thổ Công – Cai quản việc bếp núc, Trọng Cao là Thổ Địa – Trông coi việc nhà cửa, Thị Nhi là Thổ Kỳ – Cai quản việc chợ Búa.

=> Như vậy Táo Quân gồm có ba Vị Thần, bao gồm hai ông và một bà.

Vị trí đặt bàn thờ Ông Công Ông Táo.

– Nếu trong gia đình có lập bàn thờ Táo Quân riêng, thì bàn thờ sẽ được đặt trong gian bếp của gia đình, nơi cao ráo. Hướng bàn thờ đặt theo hướng bếp. Vị trí tốt nhất là đặt đầu bàn thờ hướng ra phía bếp.

– Nếu gia đình không có bàn thờ Táo Quân riềng trong gian bếp thì việc cúng bái được thực hiện tại bàn thờ gia tiên chứ không cúng vái tại bếp.

– Trên bàn thờ có bài vị viết bằng chữ Hán đặt phía trong cùng, có bát nhang, 3 chén nước, bình hoa, đĩa để trái cây, đèn ban thờ luôn thắp sáng.

Lễ cúng và ngày giờ cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp.

Tùy theo quan niệm, phong tục tập quán của từng vùng miền, cũng như điều kiện gia đình mà các lễ vật cũng như mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo có đôi chút khác nhau. Nhưng hầu hết các mâm cúng Ông Công Ông Táo đều có các lễ vật sau:

– Phương tiện đi lên chầu trời của Táo Quân:

Nhiều người tin rằng Táo Quân sẽ cưỡi cá về chầu trời nên thường mua cá chép sống ( chuẩn bị từ 1 tới 3 con) đặt cạnh mâm cúng để khi cúng xong đem cá đi phóng sinh ra sông hồ để Ông Táo cưỡi về trời. Cũng có người tin rằng Ông Táo về trời bằng ngựa, nên chuẩn bị ngựa đầy đủ yên cương để sau khi cúng xong đốt theo tiền vàng để Ông Táo cưỡi đi.

– Mâm cỗ cúng được chuẩn bị thịnh soạn, tươm tất với đủ các món chay, măn như:

Một con gà luộc nguyên con hoặc thịt lợn luộc, 1 khoan giò lụa, 1 khoanh giò xào, 1 đia xôi hoăc 1 cái ánh chưng.

Các món xào, canh có thể chọn tùy ý nhưng nhớ không cho tỏi.

Bánh kẹo, đèn nến.

Một đĩa trái cây, một bình hoa tươi, một bát gạo, một đĩa muối.

Một đĩa trầu cau, một ấm trà, thuốc, rượu trắng.

Bộ mũ áo (gồm 1 mũ Táo bà không có cánh chuồn, 2 mũ Táo ông có cánh chuồn) cùng đôi hia bằng giấy, tiền giấy, vàng mã.

– Ngày giờ cúng Ông Công Ông Táo thích hợp nhất là tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

 

Nghi lễ cúng Ông Công Ông Táo.

– Người lớn nhất trong nhà sẽ là người làm lễ. Trước khi làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh chu, súc miệng bằng rượu. Trong lúc khấn vái giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ tạo năng lượng tích cực cho không gian thờ cúng.

– Mâm lễ đặt ngoài trời, giữa sân. Nếu không gian nhà chật hẹp hoặc ở trung cư thì mâm lễ đặt ở giữa nhà. Mâm lễ cúng Ông Công Ông Táo đặt quy về hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam để làm lễ.

– Thắp 9 nén nhang, quỳ xuống lễ 9 lễ rồi khấn.

– Văn khấn thì có nhiều cách khấn. Nhưng cách đơn giản, dễ làm nhất là: Khai danh tính, địa chỉ nơi gia chủ cư ngụ. Trình bày các lễ vật rồi mời các vị hiển linh thụ lễ. Xin các vị Thần tha thứ những lỗi lầm các thành viên trong gia đình đã phạm phải trong năm cũ. Sau đó xin các Ngài phù hộ cho gia đình sang năm mới được bình an, mạnh khỏe, hạnh phúc, gặp nhiều may lành…

Một số lưu ý khi thờ cúng Ông Công Ông Táo.

  • Trước khi chuẩn bị lễ cúng cần dọn dẹp nhà cửa bếp núc trong ngoài sạch sẽ, tươm tất.
  • Không rút tỉa chân nhang và dọn dẹp không gian thờ cúng trước khi cúng Ông Công Ông Táo, việc rút tỉa chân nhang thực hiện khi cúng Ông Công Ông Táo xong.
  • Không đặt bàn thờ hay bày lễ cúng gần bồn rửa, nhà vệ sinh hay nơi ẩm mốc, bụi bẩn.
  • Phóng sinh cá chép phải chọn nơi môi trường sạch sẽ để cá sống được, tránh nơi ô nhiễm làm cá chết.
  • Các gia đình nên thực hiện nghi lễ với sự thành tâm, phù hợp với điều kiện gia đình, tránh rình rang gây lãng phí.

Chia sẻ cùng bạn bè

Khách hàng phản hồi

avatar
  Subscribe  
Notify of


Chat Zalo
Gọi điện ngay