3 Mẫu Tượng Tế Công Đẹp Và Ý Nghĩa Của Thờ Tế Công Tại Nhà


Tượng Tế Công được rất nhiều gia đình thỉnh về thờ tại gia

3 Mẫu Tượng Tế Công Đẹp Và Ý Nghĩa Của Thờ Tế Công Tại Nhà

Chắc hẳn nhiều người chúng ta không hề xa lạ với hình tượng Tế Công Hòa Thượng, một nhân vật người Trung Quốc, được lưu truyền nhiều trong dân gian và phim ảnh hiện nay. Tượng Tế Công được rất nhiều người thờ, nằm trong top những vật phẩm phong thủy nên đặt trong nhà do các tác dụng trừ tà, trấn trạch cực tốt. Dưới đây là một số mẫu tượng Tế Công đẹp cũng như ý nghĩa của việc thờ Tế Công mà bạn có thể tham khảo. 

Tượng Tế Công bột đá ngồi bệ đá

Tế Công là ai?

Tế Công hay Tế Công Hoạt Phật (Phật sống Tế Công), còn được gọi là Tế Điên, một nhân vật được biết đến nhiều qua những câu chuyện truyền miệng của dân gian. Hình ảnh Tế Công cũng được xây dựng, thể hiện nhiều qua sách truyện, phim ảnh Trung Hoa. Đặc trưng với phong thái vui vẻ, yêu đời, luôn tươi cười và giúp đỡ dân chúng.

Tế Công, theo Phật Quang Đại Điển là người Lâm Hải (Chiết Giang ngày nay), sinh vào đời Tống, tông Lâm Tế, phái Dương Kỳ. Ông họ Lý, tên Tu Viễn (có nơi ghi Tâm Viễn), tự Hồ Ẩn, hiệu là Phương Viên Tẩu, quy y tại chùa Linh Ẩn thuộc Hàng Châu, pháp danh là Đạo Tế.

Tế Công từng tham học với Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quốc Thanh, Đạo Tịnh ở chùa Quán Âm, Đạo Thanh ở chùa Kỳ Viên. Sau này, ông làm môn hạ và nối dòng pháp của ngài Hạt Đường Huệ Viễn ở núi Hổ Khâu. Tế Công cũng từng hành hóa ở Lăng Nghiêm để trùng tu lại chùa Tịnh Từ khi chùa này bị hỏa hoạn.

Hòa thượng Tế Công nổi tiếng với tấm lòng từ bi hay giúp đỡ dân lành. Sư từng xin những con ốc mà cư dân vùng Tần Hồ bắt và chặt đuôi để ăn thả lại trong nước. Kỳ lạ là những con ốc bị chặt đuôi này vẫn sống sót dù không có đuôi.

Tuy đã xuất gia, thế nhưng Tế Công lại có tánh tình cuồng phóng, thích uống rượu, ăn thịt, được người đời gọi với “hỗn danh” là Tế Điên. Ông thọ 60 tuổi, thị tịch năm 1209, nhục thân nhập tháp Hổ Bào.

Tượng Tế công cầm quạt ngồi bệ đá trấn trạch trừ tà, vượng khí màu khoáng đẹp

Có rất nhiều câu chuyện về hòa thượng Tế Điên được lưu truyền, sau được các văn sĩ sử đổi, gọt đẽo và cho ra tập truyện “Tế Công Hoạt Phật”, được xếp vào loại văn học dân gian. Hình tượng của nghĩa tượng trưng cho tinh thần chính nghĩa, luôn hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ dân chúng. Tế Điên được thể hiện với hình ảnh ông Hòa thượng đội mũ lệch, quần áo vá nhiều chỗ, mặt cười sảng khoái, đôi mắt láo liêng, trong tay là chiếc quạt rách.

Một số mẫu tượng Tế công đẹp, thần thái nhất

Tế Công được thờ trong hai tôn giáo là Phật và Lão. Nhân gian cũng tin rằng, Ngài vô cùng linh, ai có nạn cầu Ngài đều được cứu giúp, niềm tin về sự linh hiển của Tế Công luôn tồn tại trong dân chúng. Không chỉ vậy, tượng Tế Công cũng rất được ưa chuộng trong phong thủy.

Người ta tin rằng, đặt tượng Tế Công trong nhà sẽ giúp trấn trạch, trừ tà. Đặc biệt, nhà có trẻ em yểu mệnh, thường quấy khóc, bệnh tật. Đặt tượng Tế Công trong nhà sẽ giúp yểm trừ tà ma, tránh ma quỷ quấy rối át vía đứa trẻ. Ngoài ra, việc thờ Tế Công còn giúp hóa giải hung khí, mang lại vượng khí, may mắn và không khí vui vẻ, thoải mái cho gia đình.

Tượng Tế Công có thể được chế tác bằng nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, các mẫu tượng bằng bột đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn hết do tính thẩm mỹ cao, màu sắc đẹp. Dưới đây là một số mẫu tượng Tế Công đẹp mà bạn có thể tham khảo:

1. Tượng Tế Công bột đá ngồi

Tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, y áo được vẽ gấm với màu sắc tươi sáng, bắt mắt. Nước da tượng hồng hào, ngũ quan hài hòa. Hòa thượng Tế Công được thể hiện tư thế ngồi chân đạp trên hũ rượu, một tay cầm quạt, tay kia nâng thỏi vàng. Đây là tượng phong thủy, thích hợp để đặt trong nhà nhằm giúp trừ tà, trấn sát, hóa giải hung khí, mang đến may mắn, tài lộc.

Kích thước:

  • Cao 30cm
  • Cao 40cm

Tượng Tế công cầm quạt ngồi bệ đá trấn trạch trừ tà, vượng khí bột đá màu khoáng đẹp

Tượng Tế công cầm quạt ngồi bệ đá trấn trạch trừ tà, vượng khí bột đá màu khoáng đẹp

Xem giá thỉnh chi tiết tại: Tượng Tế Công đẹp trừ tà trấn sát TTC-001 

2. Tượng Tế Công bằng bột đá đứng

Tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, y áo có màu xanh ngọc nhẹ nhàng. Ở mẫu tượng này, Tế Công được thể hiện trong tư thế đứng, đầu đội mũ, một tay cầm quạt vàng, tay kia cầm bình rượu. Tượng thể hiện Tế Công với dáng vẻ, thân hình gầy gò, miệng nở nụ cười khoan khoái.

Kích thước:

  • Cao 30cm
  • Cao 40cm

Tượng Tế Công Bột Đá TTC-003

Tượng Tế Công Bột Đá TTC-003

Xem giá thỉnh chi tiết tại: Tượng Tế Công bột đá TTC-003 

3. Tượng Tế Công Bột Đá TTC-002

Kích thước:

  • Cao 30cm – Giá thỉnh: 2.300.000 VNĐ
  • Cao 40cm – Giá thỉnh: 3.850.000 VNĐ

Tượng Tế Công bột đá ngồi bệ đá

Tượng Tế Công bột đá ngồi bệ đá

Câu chuyện về hòa thượng Tế Công

Những câu chuyện về Tế Công được lưu truyền rất ly kỳ. Người ta tôn ông là Phật sống Tế Công và thường gọi với hỗn danh là Tế Điên. Mặc dù tính tình cuồng phóng nhưng ông lại rất tỉnh, luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Sự ra đời của Tế Công

Có rất nhiều câu chuyện lưu truyền về Tế Công. Tương truyền, ông sinh ra trong một gia đình viên ngoại nhiều năm không con tên là Lý Mậu Xuân, vợ là Vương Thị. Hai vợ chồng đã ngoài 30 nhưng vẫn chưa có con, thường đến La Hán đường thắp hương cầu con. Một ngày nọ, Lý viên ngoại thấy tượng thần từ đài sen rơi xuống đất, đêm hôm đó vợ ông cũng mơ thấy một vị La Hán tặng cho mình một đóa hoa sen ngũ sắc.

Không lâu sau, bà sinh ra một bé trai, lúc sinh, xung quanh xuất hiện ánh sáng màu đỏ rực rỡ, mùi thơm lạ lùng xông vào mũi. Đứa bé sinh ra khóc mãi không ngừng, đến ngày thứ 3 khi có phương trượng Tính Không ở chùa Quốc Thân đến chúc mừng thì đứa bé mới ngừng khóc và nở nụ cười. Tương truyền, Lý Tu Duyên là La Hán Hàng Long chuyển thế, được phương trượng Tính Không đặt tên và nhận làm đệ tử.

Tượng Tế Công bột đá ngồi bệ đá

Từ nhỏ, Lý Tu Duyên đã ít nói ít cười, không chơi đùa với những đứa trẻ trong thôn. Đến tuổi đi học Lý Tu Duyên nổi bật với trí nhớ siêu phàm, tài năng xuất chúng, đọc sách nhanh như gió, hễ gặp qua gì là không quên được. Năm 14 tuổi đã thuộc Tứ thư Ngũ kinh, Chư Tử Bách Gia, giỏi học đạo và rất yêu thích kinh sách. Thế như, năm 18 tuổi, phụ mẫu của ông đều mất hết, ông cũng vì thế mà trở nên không màng công danh.

Sau này, Lý Tu Duyên rời nhà du hành tứ xứ, rồi đến chùa Linh Ẩn ở Tây Hồ xuất gia, nhận thiền sư Hạt Đường Huệ Viễn, tức Minh Nguyên Không trưởng lão làm sư phụ. Minh Không Nguyên trưởng lão đã dùng gậy đánh Lý Tu Duyên 3 cái để giúp ông khai mở thiền môn, biết được nguồn cội của mình.

Lý Tu Duyên có pháp danh là Tế Công. Sau khi biết rõ nguồn cội của mình, ông đột nhiên trở nên khùng khùng điên điên, mặc dù xuất gia nhưng lại thích ăn thịt uống rượu. Người trong chùa gọi ông là hòa thượng điên còn người bên ngoài gọi là Tế tăng điên. Tuy bản tính kỳ lạ nhưng lại rất tốt tính, thường tế thế cứu nhân, hành thiện diệt ác, nổi danh với rất nhiều câu chuyện thần kỳ về ông.

Tế Công chuyển gỗ từ dưới giếng

Chuyện kể rằng năm ấy để xây dựng chùa Tịnh Tử tại Hàng Châu phải cần có rất nhiều loại gỗ tốt.  Trưởng lão Diệu Tung thiền sư của chùa Tịnh Từ là trụ trì đời thứ 29 ở đây, biết Tế Công nhanh nhẹn nên đã nói rõ mục đích với Tế Công nhờ ông viết một bảng cáo thị để xin gỗ. Tế Công không từ chối nhưng xin được thưởng một bình rượu để giúp hành văn. Sau khi viết cáo thị, bảng cáo thị đã được lưu truyền rộng rãi khắp nơi, đến tay Hoàng đế Nam Tống. Hoàng đế đã phái người mang 3 vạn quan tiền để chùa Tịnh Từ mua gỗ, vật liệu trùng tu.

Tuy nhiên, các loại gỗ này ở rất xa, tận Tứ Xuyên cách chùa tầm 900 dặm. Điều này khiến các hòa thượng rất trăn trở, không biết làm thế nào để lấy gỗ lên được. Trưởng lão lại cùng Tế Công bàn bạc, ông lại nói, cho ông uống sau, sau ba ngày sẽ có gỗ tốt dùng. Thế là Tế Công uống đến say mềm, ngủ liền một mạch ba ngày, đến khi tỉnh lại thì hô to “gỗ đã đến! Gỗ đã đến!”.

Ông nói gỗ được vận chuyển từ sông Tiền đến giếng trong chùa, chỉ cần cho người xuống giếng làm trục quay kéo gỗ lên là được. Thế là chúng tăng kéo từng khúc gỗ từ giếng lên, đến khúc thứ 70 thì người thợ mộc hô to đã đủ rồi. Vừa dứt lời thì khúc gỗ đang nổi trên giếng biến mất, không còn khúc gỗ nào nữa. Từ đó mà giếng mang tên giếng thần vận chuyển hay Giếng Thần Mộc.

Tượng Tế Công Bột Đá TTC-003

Tế Công giúp hai cụ già nghèo ở Đường Quạt

Ở thành Hàng Châu thời Tống có một ngõ nhỏ vô danh toàn dân nghèo sinh sống. Trong đó, có một cặp vợ chồng ngoài 60 tuổi mưu sinh bằng nghề đan quạt, sửa quạt, bán quạt. Do tuổi già sức yếu nên tay chân kém, làm không đủ ăn phải chịu đói.

Một ngày nọ, đã quá trưa mà hai cụ vẫn không có gạo ăn, cụ ông tựa vào khung cửa, cụ bà ngồi bên bếp lò. Bỗng có một hòa thượng điên đến, ngó vào nhà than thở rồi nhìn ông bà cụ tâm đầy cảm thông. Hòa thượng đưa quạt cho ông cụ muốn sửa quạt. Sau khi đưa quạt, hòa thượng quay đầu bước đi, nói đợi một lát nữa sẽ tới lấy.

Cụ già cầm chiếc quạt, thấy chiếc quạt rách nát, nan không ra nan, khung không ra khung không thể nào sửa được. Qua một vài giờ, hòa thượng đã quay trở lại, lão nhân đưa cho Tế Công một chiếc quạt mới rồi nói quạt sửa xong rồi. Hòa thượng hài lòng khen “tay nghề không tệ, sửa trông như quạt mới vậy!”. Ông cụ cười gượng, thầm nhủ nguyên là một chiếc quạt mới mà.

Hòa thượng cầm quạt rồi cầm một nén bạc đặt lên án và quay đầu đi. Cụ ông đuổi đến ngoài cửa vừa đi vừa lắp bắp “Tạ ơn sư phụ!”. Quay đầu nhìn lại thấy trên cửa đã dán câu đối:

Thủ nghệ tinh tâm thiện phúc tích

Phiến tử mỹ thủ cần tài đáo”

Được dịch nghĩa là tay nghề từ tâm sẽ tích được thiện phúc, cần cù chịu khó làm quạt đẹp tiền tài sẽ tới. Sau cuộc gặp gỡ này, ngõ vô danh được đặt tên là Quạt Đường, người mua quạt đua nhau đến xem câu đối. Không lâu sau, người ta mới tỉnh ngộ nhận ra hòa thượng điên kia nhất định chính là Phật sống Tế Công.

Một số câu chuyện khác về Tế Công

Còn có rất nhiều câu chuyện ly kỳ về Tế Công được người đời kể lại. Chuyện kể rằng, Tế Công lúc đến Linh Ẩn Tự từng mơ thấy ngọn núi Linh Thứu chỗ Phật Thích Ca thuyết giảng sẽ bay đến trước Linh Ẩn Từ. Ông vội báo cho dân làng tránh xa nhưng không ai tin lời của một ông sư điên khùng, hơn nữa giấc mơ kia còn rất huyền huyễn.

Khi tai họa sắp ập đến, dân làng vẫn còn đang tổ chức đám cưới cho một đôi trai gái trẻ. Tế Công bèn nhảy vào lễ cưới cướp dâu, dân làng bèn đuổi theo. Bỗng nhiên rầm một cái, một ngọn núi từ trên trời rớt xuống, lúc bấy giờ, dân làng mới biết là Tế Công đã cứu mình.

Tượng Tế công cầm quạt ngồi bệ đá trấn trạch trừ tà, vượng khí bột đá màu khoáng đẹp

Những câu chuyện lưu truyền về Tế Công cứu giúp người được kể lại rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết đều hàm chứa sự kỳ lạ và mang màu sắc thần kỳ. Ngài thường can thiệp vào những chuyện bất bình trên thế gian, thích văn thơ, không sợ bạo lực, thường bênh vực những người yếu đuối.

Ông còn từng đấu trí với Tần Thừa Tướng, trừng trị đám tham quan ô lại. Tế Công có rất nhiều hành động kỳ bí, chứa đựng nhiều ý thú cao siêu. Có người thắc mắc vì sao ông xuất gia là lại uống rượu, ăn thịt, ông có đáp rằng:

Cổ thi Phật Tổ để một phong, 

Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng

Người nay tu miệng, lòng không sửa.

Bần tăng lòng sửa, miệng thì không.”

Lịch sử cũng thừa nhận Ngài là một kỳ nhân, là vị La Hán người Hán duy nhất được Phật giáo Bắc Tông thừa nhận trong năm trăm vị La Hán. Người ta cho rằng, hành động điên cuồng, dáng vẻ ngông nghênh của Ngài chỉ là giả vờ, giả điên giả khùng để cứu độ người đời mà thôi. Ai cũng cho rằng Tế Công là hòa thượng điên nhưng lại vô cùng tỉnh táo hơn bất cứ ai.

Tế Công tịch và được an táng ở Hàng Châu, tháp ở phía Tây suối Hổ Bào. Mặc dù được xếp vào hàng La Hán nhưng không bao giờ thấy tượng Ngài trong La Hán Đường mà được thờ chỗ khác. Lý do là lúc sinh thời, Ngài ăn thịt uống rượu, không tuân thủ giới luật nên không ai dám để tượng Ngài ở đây cả.

Ý nghĩa của việc thờ tế công tại nhà

Tượng Tế Công được thờ tại rất nhiều nơi, không chỉ phổ biến trong Phật Giáo, Lão Giáo mà còn rất được ưa chuộng trong phong thủy.

Ý nghĩa của việc thờ tượng Tế Công

Các truyền thuyết cho rằng, Tế Công là Phật Sống hạ phàm, gọi ông là Tế Công Hoạt Phật. Cũng có nhiều giả thuyết nói Ngài đã tu đắc đạo cao thâm, có nhiều thần thông quảng đại, chỉ là chưa thành Phật mà thôi. Tế Công được thờ phổ biến trong Phật giáo và Đạo Lão, được thờ cúng và kính ngưỡng một cách thần kỳ.

Tượng Tế Công được rất nhiều gia đình thỉnh về thờ tại gia

Tượng Tế Công được rất nhiều gia đình thỉnh về thờ tại gia

Có rất nhiều câu chuyện về Tế Công, ngài là Hàng Long La Hán, là một trong Thập Bát La Hán. Do đó, có rất nhiều người thờ tượng của Tế Công tại nhà. Tượng Tế Công không được đặt ở La Hán Đường nhưng có rất nhiều ngôi chùa lớn nhỏ thờ tượng Ngài. Được biết, trong số các tượng thờ thì tượng Tế Công ở chùa Tây Viên, Tổ Châu được đánh giá là hết sức truyền thần.

Tế Công mặt dù không tuân thủ giới luật nhưng lại là vị hòa thượng hết sức từ bi, tượng trưng cho tinh thần trượng nghĩa, thường giúp đỡ người nghèo khổ, khốn khó. Ngài không sợ bạo lực, hay bênh vực người yếu đuối, những câu chuyện của Ngài đến nay vẫn được người đời ca tụng. Đồng thời, dân gian cũng tin rằng, Ngài rất linh, thờ cúng Ngài nhằm ghi nhớ những điều Ngài đã làm, đồng thời cũng mong cầu được cứu giúp khi gặp khổ nạn, khốn khó.

Ý nghĩa của tượng Tế Công trong phong thủy

Hình ảnh Tế Công được xây dựng rất đời, vô cùng sống động, nhiều thần thông, tài năng, luôn cứu giúp mọi người. Không chỉ vậy, câu chuyện về cuộc đời của Tế Công còn được xây dựng rất ly kỳ, là vị hòa thượng giúp dân trừ ma diệt quỷ, giải quyết những câu chuyện kỳ lạ bằng những phương pháp kỳ bí, tức cười.

Tượng Tế Công không chỉ được thờ ở nhiều nơi mà còn vô cùng nổi tiếng trong phong thủy. Ngài được thờ như một vị Phật, Thần tại nhiều ngôi chùa và được nhiều gia đình thỉnh về thờ tại nhà. Ý nghĩa trước hết của tượng Tế Công chính là bảo hộ sự bình an, trấn trạch, trừ tà, hóa giải hung khí, mang đến cát khí.

Đặc biệt, những ngôi nhà âm khí nặng, những khu vực đất xấu, đất gần nghĩa địa, gia chủ nên thỉnh tượng Tế Công về thờ hoặc đặt trong nhà. Tượng Tế Công sẽ giúp gia đình, gia chủ trừ đi những điều xui xẻo, trấn trạch trừ tà, tránh tà ma quấy phá đem đến điều xui rủi cho gia đình.

Tượng Tế Công bột đá ngồi bệ đá

Những gia đình có trẻ nhỏ yểu mệnh, hay quấy khóc bệnh tật cũng rất thích hợp trong việc thỉnh tượng Tế Công. Tượng Tế Công có ý nghĩa về sức khỏe, giúp trừ hung, trừ ác, ngăn cản ma mị quấy quả, giúp át vía, từ đó trẻ sẽ đỡ quấy khóc, lớn lên khỏe mạnh, ông bà khỏe khoắn.

Không chỉ vậy, đặt tượng Tế Công trong nhà còn giúp gia tăng thọ khí và vượng khí. Từ đó giúp các thành viên trong gia đình được mạnh khỏe, ít ốm đau, bệnh tất. Hơn hết, đường tài lộc của gia chủ cũng hanh thông, công danh rộng mở, việc làm ăn cũng suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Hình tướng tượng Tế Công

Tượng Tế Công ngày nay được thể hiện rất tinh tế, có giá trị thẩm mỹ cao. Tượng thờ thể hiện Ngài trong tư thế ngồi hoặc đứng, thân mặc chiếc áo cà sa rách, ray cầm chiếc quạt rách, trong tay còn lại là bình rượu, gương mặt hết sức sinh động.

Tùy vào tay nghề của nghệ nhân mà tượng được thể hiện khác nhau. Người ta cho rằng, quan sát tượng Tế Công sẽ thấy có ba biểu tượng khác nhau. Một góc sẽ thấy toàn gương mặt cười, gương mặt vui vẻ “xuân phong mãn diện”. Một góc nhìn khác sẽ thấy cả gương mặt đều sầu buồn, “sầu mi khổ kiếm”. Nếu nhìn chính diện sẽ thấy gương mặt vừa có ý cười lại vừa sầu khổ.

Tượng Tế Công bột đá ngồi bệ đá

Cách thỉnh và thờ Tế Công tại gia

Cách thỉnh tượng Tế Công sẽ được chia thành 2 trường hợp: gia chủ thỉnh về để thờ và thỉnh về để bày trí trong nhà. Tượng Tế Công được thờ trong nhiều ngôi chùa nên gia chủ hoàn toàn có thể thỉnh về thờ như thờ một vị Thần, Phật. Ngài được tôn là Phật sống Tế Công, được cho là Hàng Long La Hán chuyển thế, luôn giúp thiện trừ ác dù tính tình kỳ quái.

Cách thỉnh tượng Tế Công về thờ

Với trường hợp gia chủ thỉnh tượng Tế Công về thờ tại nhà, trước hết chúng ta cần lập bàn thờ tại một vị trí phù hợp. Chọn bàn thờ treo tường hoặc bàn thờ đứng đều được tùy theo thiết kế của ngôi nhà. Nếu lập bàn thờ, cần phải chuẩn bị đầy đủ bát hương, bình hoa, đĩa hoa quả. Gia chủ có thể mua trọn bộ bộ sứ thờ cúng cho bàn thờ để thuận tiện hơn.

Sau khi chọn được vị trí đặt bàn thờ, chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết, cần chọn được địa chỉ thỉnh tượng uy tín. Tượng thờ phải là loại tượng được thiết kế riêng cho việc thờ cúng. Sau khi đã chọn được mẫu tượng thích hợp, chúng ta nên gửi tượng vào chùa để được khai quang, điểm nhãn, hô thần nhập tượng. Tiếp đó, chọn ngày giờ tốt để thỉnh tượng về và làm lễ an vị tượng. Tượng Tế Công đã được làm lễ an vị sẽ được thờ cúng như bình thường.

Cách đặt tượng Tế Công trong nhà theo phong thủy

Tế Công là vị hòa thượng bao dung, từ bi, luôn cứu giúp dân chúng nên được rất nhiều người yêu mến. Người ta tin rằng, thờ tượng Tế Công sẽ giúp xua đuổi tà ma, trấn trạch, thanh trừ độc khí, mang đến vượng khí, cát khí cho gia chủ.

Các chuyên gia phong thủy, các thầy cúng, pháp sư và những người tìm hiểu về phong thủy, tâm linh thường truyền tai nhau, nếu nhà nào địa thế đất xấu, có vong quấy quả, gần bãi tha ma, nghĩa địa… thì thỉnh tượng Tế Công về thờ cúng là cách hóa giải tốt nhất.

Tượng Tế Công có thể được đặt ở nhiều vị trí. Tuy nhiên, tốt nhất với các nhà muốn trấn trạch, đuổi tà ma thì nên đặt tượng tại hướng cửa chính, mặt tượng hướng ra ngoài. Vị trí đặt tượng nhất định phải sạch sẽ, trang trọng.

Trường hợp hướng nhà xấu, gia chủ có thể tham khảo thầy phong thủy để xác định được vị trí đặt tượng phù hợp. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đặt ở cửa chính, mặt tượng hướng ra ngoài để át đi hung khí, mang đến cát khí, giúp giảm bệnh tật, xui rủi, tai họa.

Tượng Tế Công Bột Đá TTC-003

Một số lưu ý khi thờ Tế Công

Thực tế, cách thờ cúng Tế Công vô cùng đơn giản, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Mặc dù đã xuất gia nhưng Tế Công tu tâm không tu khẩu, thích ăn thịt uống rượu. Do đó, khi thờ cúng ông, gia chủ có thể dùng cả đồ chay hoặc đồ mặn.
  • Việc thờ cúng phải xuất phát từ sự thành tâm, tôn kính. Trong quá trình thờ, nên lau chùi, vệ sinh tượng thường xuyên, tuyệt đối không nên đặt tượng nơi bẩn thỉu, ô uế.
  • Trong nhà không nên đặt quá nhiều tượng thờ. Trong các tượng như Quan Công, Tế Công, Bồ Đề Đạt Ma… gia chủ nên chọn 1 vị mà thôi. Các tượng này đều có ý nghĩa bảo hộ, trấn trạch trừ tà nhưng nếu thờ quá nhiều vị sẽ gây phản tác dụng.
  • Trường hợp gia đình đã thờ Phật, thờ Bồ Tát thì không cần phải thỉnh thêm các tượng phong thủy.
  • Đặc biệt, tượng thờ tuyệt đối không đặt ở phòng ngủ, gầm cầu thang, nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc hướng mặt tượng vào những vị trí này.

Trên đây là một số mẫu tượng Tế Công đẹp và ý nghĩa cũng như cách thờ tượng của Ngài. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng Tế Công bằng đá đẹp có thể liên hệ Lộc Phát qua số điện thoại hoặc Zalo 093 173 8189.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ cùng bạn bè

Khách hàng phản hồi

avatar
  Subscribe  
Notify of


Chat Zalo
Gọi điện ngay