5+ Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đẹp nhất và cách đặt chuẩn phong thủy


Tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, y áo cũng được vẽ gấm tinh tế nhưng màu sắc tương đối nhẹ nhàng hơn bộ tượng trên

5+ Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đẹp nhất và cách đặt chuẩn phong thủy

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các mẫu tượng bằng gỗ, sứ và đặc biệt là đá. Các mẫu tượng bằng đá có độ bền tốt, tính linh cao, diện tượng đẹp, tinh tế nên vô cùng được ưa chuộng. Để thỉnh tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đẹp, thần thái vui tươi, hoan hỷ, tướng diện đẹp, quý khách có thể liên hệ hotline 093.173.8189 để được tư vấn chi tiết về các mẫu tượng mới nhất.

Nguồn gốc của bộ ba tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ thường được trưng bày, thờ phụng với mong cầu gặp nhiều may mắn, tài lộc sung túc, sức khỏe dồi dào. Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến nguồn gốc của bộ tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ. Tuy nhiên, phổ biến và được nhiều người biết đến nhất là sự tích Tam Đa và vua Nghiêu cùng thuyết về ba ông Phúc Lộc Thọ dưới đây:

1. Sự tích Tam Đa và vua Nghiêu

Thuyết kể rằng, ở thời thượng cổ Trung Hoa, có vị Hoàng đế gọi là Vua Nghiêu. Ngài là một bậc minh quân sáng suốt, hết lòng yêu nước thương dân, dưới thời của ông, không có thiên tai, dịch bệnh tàn phá, nhân dân có cuộc sống ấm no, đủ đầy. Vua Nghiêu có trí tuệ và trái tim nhân ái, trong một lần thăm thú cảnh núi non, tìm hiểu dân tình thế thái vào dịp Tết. Vua đã được một quan viên có tên là Phong Nhân chúc phúc vua:

Chúc vua đa phúc, sinh được nhiều con trai

Đa lộc, giàu có thịnh vượng nhiều của cải

Tuổi thọ, sống lâu muôn tuổi!

Còn theo một tích khác thì khi đi du ngoạn, vua được người dân chào đón nồng nhiệt, họ đã chúc vua trường thọ, được nhiều tài lộc có cuộc sống phú quý và sinh được nhiều người con trai tài giỏi. Thế nhưng vua đều không nhận và than rằng, nếu nhiều con trai thì phải lo lắng nhiều; nhiều của cải sẽ suốt ngày bận rộn vì phải quản lý và phát triển chúng; còn tuổi càng thọ, sống càng lâu thì phải nhọc nhằn lo toan nhiều.

Do đó, với cả ba lời chúc trên, vua đều không nhận mà thay triều đình gửi lời chúc đó đến cho muôn nhân trăm họ. Chúc cho trăm họ được đa phúc, đa lộc, đa thọ và gọi tắt Tam Đa, có ý nghĩa là nhiều con cháu, giàu có và sống lâu. Đây cũng là lý do mà người ta thường chúc nhau đa phúc, đa lộc, đa thọ vào ngày tết và cũng là khởi nguồn của bộ tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ.

2. Câu chuyện về ba ông Phúc Lộc Thọ

Theo sách “Huyền thoại phương Đông” thì ông Phúc là Dương Tường, ông Lộc là Văn Xương. Trong khi đó, theo “Đường Thư” thì ông Phúc hay Phúc Thần là Chân Võ Đại Đế. Còn ông Thọ là “Nam cực lão nhân” xuất phát từ thời Tần, với tranh tượng là một ông già trán cao rộng, râu tóc bạc phơ, tay chống một chiếc gậy cong queo. Tuy nhiên, theo nhiều ghi chép trong các tài liệu, thì đây là ba nhân vật có thật trong lịch sự, được chọn làm khuôn mẫu cho biểu tượng “Phúc –  Lộc – Thọ”.

Ông Phúc – Quách Tử Nghi

Ông Phúc là một vị thừa tướng ở thời Đường, tên gọi là Quách Tử Nghi, có công trong dẹp loạn An Lộc Sơn, được phong là Phần Dương Vương. Ông này có tài kinh bang tế thế, giúp đỡ vua rất nhiều trong việc sửa sang chính trị. Thân là quý tộc, ông có địa vị cao, của cải nhiều, ruộng vườn mênh mông. Tuy nhiên, do là người ngay thẳng, thanh liêm, thường xuyên tạo phúc cho dân nên của cải, tiền bạc của ông cũng dần vơi hết.

Thế nhưng, bù lại ông là người nhiều phúc, có đến 8 người con trai, con cháu của ông rất đông, nhiều người còn là trụ cột của quốc gia. Ông được con cháu chăm sóc chu dáo, khi ra đi rất nhẹ nhàng, thanh thản, không có gì luyến tiếc. Khi ông mất thì con cháu năm đời đều đủ, còn gọi là ngũ đại đồng đường. Sau khi ông mất, người ta tôn ông là ông Phúc, chuyên cai quản phúc đức, may mắn, người cầu ông sẽ được suôn sẻ, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.

Ông Lộc – Đậu Tử Quân

Đậu Tử Quân là tể tướng thời nhà Tấn, có quyền cao chức trọng, nổi tiếng với của cải dồi dào, sung túc. Ông này là tham quan, làm người tham lam, suốt cuộc đời chỉ chuyên tham nhũng, bòn rút, đục khoát, bóc lột nhân dân, kiếm đủ cách để kiếm tiền. Ông mua quan bán chức, dùng tiền bạc, quyền thế để lót đường cho thân tộc, con cháu. Của cải nhà ông vô cùng sung túc, tài sản không thể nào đếm xuể.

Thế nhưng, khiếm khuyết của cuộc đời ông là không có cháu đích tôn nối dõi. Đến khi ông bệnh liệt dường, con cái của ông không có ai dám đến giường để chăm sóc. Đến lúc sắp nhắm mắt xuôi tay ông mối tiếc hận rằng của cải chất cao như núi cũng chẳng để làm gì, đến cuối đời cũng không có đích tôn để giữ ấm chân nhang cho tổ tiên. Bởi theo quan niệm phương Đông thì không có con cháu nối dõi là tội bất hiếu, là một trong ba tội lớn nhất vào thời này.

Khi ông chết, người ta tôn ông là ông Lộc, vị thần cai quản tiền bạc của cải. Hình ảnh ông Lộc thường gắn liền với con hươu, do trong tiếng Hán, hươu phát âm là Lộc. Hình tượng ông Lộc có ngụ ý rằng tài và phúc vốn trái ngược nhau, nếu sống ngay thẳng thật thà thì khó mà giàu có, ngược lại nếu bất chấp làm giàu thì phúc cạn.

Ông Thọ – Đông Phương Sóc

Đông Phương Sóc là thừa tướng thời vua Hán Vũ Đế. Người này học thức uyên bác, văn phong hài hước, thông kim bác cổ. Ông rất thích nhận lộc vua ban và quan niệm rằng làm quan mà nhận lộc vua là điều đương nhiên, không nhận lộc thì làm quan chẳng để làm gì. Ông hay can hoàng đế, có lẽ sống phóng khoáng, không hay lo toan suy nghĩ.

Mặc dù thích nhận lộc vua nhưng ông không phải là tham quan, không hề thích nhận hối lộ, đút lót và thường đả kích đám tham quan ô lại. Ông có lối sống thoải mái, kết hợp với phương pháp dưỡng sinh của đạo gia nê sống rất thọ. Tương truyền, ông sống đến 125 tuổi, khi chết thì đã có bốn đứa chút, con cháu cũng không còn.

Ông Thọ là vị thần cai quản sức khỏe và tuổi thọ của nhân gian. Người ta thường trưng bày, thờ tượng ông để mong cầu có sức khỏe và tuổi thọ. Hình ảnh ông Thọ thường được thể hiện với vẻ mặt hồng hào, trán cao rộng. Có thể kèm theo hình ảnh chim hạc hoặc quả đào tiên đi kèm, trong đó chim hạc và quả đào tiên đều là tượng trưng cho tuổi thọ.

5+ Mẫu tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đẹp, vượng khí

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ được trưng bày và thờ phụng vô cùng phổ biến. Xuất phát từ nhu cầu chính đáng của con người, từ mong ước có cuộc sống sung túc, may mắn, hạnh phúc, tài lộc dồi dào, cháu con đầy đàn, tuổi thọ dài lâu. Một số mẫu tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đẹp, bằng chất liệu bột đá cao cấp tại Lộc Phát có thể kể đến như:

+ Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đứng xanh ngọc

Tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, y áo màu xanh ngọc nhẹ nhàng, màu sắc nhã nhặn, tươi mát

Tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, y áo màu xanh ngọc nhẹ nhàng, màu sắc nhã nhặn, tươi mát

+ Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đứng bằng đá thạch anh cao cấp

Tượng được làm từ chất liệu bột đá thạch anh cao cấp, các đường nét hoa văn, họa tiết trên y áo được viền vàng sang trọng, bắt mắt

Tượng được làm từ chất liệu bột đá thạch anh cao cấp, các đường nét hoa văn, họa tiết trên y áo được viền vàng sang trọng, bắt mắt

+ Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ vẽ gấm bằng bột đá cao cấp

Bộ 3 tượng này có y áo được vẽ gấm tinh tế, diện tượng đẹp, nước da hồng hào, tươi sáng, thần thái hoan hỷ, tươi vui

Bộ 3 tượng này có y áo được vẽ gấm tinh tế, diện tượng đẹp, nước da hồng hào, tươi sáng, thần thái hoan hỷ, tươi vui

+ Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ vẽ gấm màu nhạt

Tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, y áo cũng được vẽ gấm tinh tế nhưng màu sắc tương đối nhẹ nhàng hơn bộ tượng trên

Tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, y áo cũng được vẽ gấm tinh tế nhưng màu sắc tương đối nhẹ nhàng hơn bộ tượng trên

+ Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ bằng bột đá trắng cao cấp

Bộ 3 tượng Tam Đa này được làm từ chất liệu bột đá trắng cao cấp, họa tiết viền vàng sang trọng

Bộ 3 tượng Tam Đa này được làm từ chất liệu bột đá trắng cao cấp, họa tiết viền vàng sang trọng

Ý nghĩa tạo hình của bộ tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ

Ở bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ thì ông Phúc bên tay trái, chính giữa là Ông Lộc, tiếp đến là ông Thọ. Mỗi tượng đều được xây dựng hình tượng khéo léo, là một sáng tạo độc đáo, mỗi đường nét đều có những ý nghĩa riêng được đúc kết qua nhiều năm tháng. Trong đó:

1. Ý nghĩa tạo hình ông Phúc

Ông Phúc thường được thể hiện trong hình dáng văn nhân, trên thân mặc một chiếc áo thụng màu xanh, đầu đội mũ vải, râu tóc đều có màu đen. Ông có bộ dáng điềm tĩnh, ngũ quan rõ ràng, sống mũi đầy đặn, dáng vẻ thông minh, uyên bác, thanh cao, mãn nguyện. Ông thường được thờ để mong cầu cuộc sống an lành, hạnh phúc, được cháu con đầy đàn, thông minh, trí tuệ, hiếu thảo…

Trong tay ông là một đứa trẻ lanh lợi, khỏe mạnh, tay kia là cuốn sách tượng trưng cho tri thư lễ nghĩa. Đứa trẻ trong tay ông có ý nghĩa con cháu đầy đàn, gia đình hòa thuận ấm êm. Ông không mang đai ngọc mà quấn đai vải lỏng hờ, ở đầu đai là 2 hình con dơi cách điệu tạo thành hình Khánh Phúc. Trong tiếng Hán, con dơi có phát âm gần giống với chữ Phúc, là biểu tượng của may mắn, hạnh phúc.

2. Tạo hình ông Lộc

Ông Lộc được tạo hình oai phong ngạo nghễ, thân mặc quan phục, vai rộng, bụng lớn. Ông có khuôn mặt đầy đặn, hồng hào, dáng vẻ uy nghiêm, tay cầm một thẻ bài lớn tượng trưng cho quyền lực. Ông Lộc cũng có bộ râu đen dài, đầu đội mũ cánh chuồn, toát vẻ sang trọng, sung mãn, hả hê. Bộ quan phục của ông thường có màu đỏ, đây là màu sắc tượng trưng cho quyền lực, sự mạnh mẽ, giàu có, khát vọng vươn lên.

Trên quan phục của ông cũng đầy vẻ giàu có, quyền lực với đai ngọc, mũ áo trang trí nhiều ngọc ngà, châu báu. Đặc biệt, Ông Lộc có bộ đai rộng, phần bụng to trễ xuống là biểu tượng của sự sung túc, giàu có, thừa thãi. Trên y áo ông là họa tiết hình rồng với gấu áo sóng thủy ba tượng trưng cho khả năng thúc đẩy vượn khí. Ông thường được thờ để mong cầu tài lộc đủ đầy sung túc. Trong tay ông là gậy như ý với ngụ ý mang đến nhiều may mắn, giúp gia chủ tài lộc hanh thông, suôn sẻ, sự nghiệp thăng tiến.

3. Tạo hình ông Thọ

Ông Thọ có tuổi thọ 125 tuổi, do đó, hình ảnh ông được thể hiện là một ông lão râu tóc bạc phơ. Theo nhân tướng học thì trán là phương của trời, nên rộng và to. Đầu và trán của ông Thọ thường đầy và nhô lên, đây là một trong những tướng tượng trưng cho sự rộng lớn của trời biển. Đồng thời, đây còn là biểu tượng cho trí tuệ uyên bác, tuổi thọ dài lâu.

Một tay ông chống quải trượng, trên trượng buộc hai quả hồ lô. Trong tay kia cầm một quả đào tiên tươi tắn, đẹp mắt. Trong phong thủy thì hồ lô và đào tiên đều là biểu tượng của tuổi thọ, tượng trưng cho sự trường thọ. Ông thường được thờ để mong cầu gia đình bình an, khỏe mạnh, ít ốm đau.

Ý nghĩa của việc thờ tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ được thờ phụng và trưng bày đặc biệt phổ biến. Thờ tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ cũng như các tín ngưỡng thờ Quan Công, thờ Thần Tài Thổ Địa hay Bà Chúa Kho hiện nay. Việc trưng bày, thờ tượng Tam Đa thường xuất phát từ những ý nghĩa sau đây:

  • Cầu nguyện những điều tốt đẹp về may mắn, hạnh phúc, của cải, tiền bạc, sức khỏe và tuổi thọ
  • Mỗi vị thần đều có những lợi thế và những khiếm khuyết riêng. Khi đứng riêng thì sẽ không có ý nghĩa đặc biệt nhưng khi thờ, trưng bày cùng nhau sẽ bổ sung cho nhau tạo thành sự vẹn toàn, hài hòa.
  • Không chỉ vậy, việc thờ 3 tượng này còn là lời nhắc nhở cho con cháu trong gia đình. Mọi thứ đều có ý nghĩa tương đối, vừa đủ là tốt nhất, không nên quá tham lam.

Thông thường, tượng Tam Đa ít khi được thờ mà chủ yếu là vật phẩm phong thủy để trưng bày. Người ta tin rằng, nếu có bộ tượng này trong nhà, cửa hàng, công ty thì sẽ giúp gia chủ được tài lộc dồi dào, gặp nhiều may mắn, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không bị ốm đau, bệnh tật, sức khỏe được gia tăng, tuổi thọ được cải thiện. Bộ 3 tượng này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tích cực để vận mệnh và cuộc sống của gia chủ nếu được bày trí hoặc thờ đúng cách.

Cách chọn tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ là tượng phong thủy. Do đó, khi thờ bạn cần chọn được mẫu tượng hợp phong thủy, phù hợp với tuổi và mệnh. Thông thường, người ta hay chọn tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ theo mệnh. Nếu bạn chưa biết cách chọn thì có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

Chọn tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ theo mệnh như thế nào?

Khi chọn tượng, người ta thường ưu tiên đến yếu tố màu sắc của tượng. Chọn tượng thì nên quan tâm đến quy luật ngũ hành. Theo đó, tốt nhất là các màu sắc tương sinh rồi mới đến các màu sắc tương hợp. Chẳng hạn, theo quy luật ngũ hành tương sinh thì Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc còn Mộc thì sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ.

Việc chọn tượng phong thủy theo màu sắc tương sinh, hợp với mệnh sẽ giúp tượng phát huy được tối đa hiệu quả phong thủy của mình. Sau đây là gợi ý các màu sắc phù hợp theo mệnh mà bạn có thể tham khảo:

  • Mệnh Kim: Nên chọn các tượng có màu vàng, nâu đất thuộc hành Thổ (tương sinh), rồi đến các màu trắng, xám, ghi thuộc hành Kim (tương hợp).
  • Mệnh Thủy: Nên chọn các tượng có màu trắng, xám, ghi thuộc hành Kim (tương sinh), rồi mới đến các màu đen, xanh nước thuộc hành Thủy (tương hợp).
  • Mệnh Mộc: Nên chọn các màu thuộc hành Thủy (tương sinh), sau đó là các màu xanh ngọc, xanh lá thuộc hành Mộc (tương hợp)
  • Mệnh Hỏa: Nên chọn các màu thuộc hành Mộc (tương sinh), tiếp đến là các màu đỏ, hồng, tím thuộc hành Hỏa (tương hợp)
  • Mệnh Thổ: Nên chọn các màu đỏ, hồng, tím, cam (tương sinh) rồi mới đến các màu tương hợp như vàng, nâu đất…

Một số yếu tố khác khi chọn tượng Tam Đa

Ngoài việc chọn được mẫu tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đẹp, phù hợp bạn cũng cần quan tâm một số vấn đề sau:

  • Khi chọn tượng, nên chọn những tượng đẹp, thần thái vui tươi, hoan hỷ. Tuyệt đối không chọn những tượng cau có, dữ dằn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phong thủy của tượng.
  • Chọn tượng phong thủy không nên chọn những tượng quá rẻ, quá đơn điệu. Như vậy không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của không gian mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.
  • Tượng thờ hay trưng bày thì chế độ bảo hành cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Hãy chọn mua tượng ở những địa chỉ uy tín, có chính sách đổi trả và chế độ bảo hành rõ ràng.
  • Tượng Tam Đa dù thờ hay bày trí thì cũng phải đặt ở hướng phù hợp. Khi chọn thì cũng cần quan tâm đến kích thước của tượng sao cho cân xứng với không gian.

Theo kinh nghiệm của nhiều người, khi chọn tượng phong thủy thì hãy ngắm tượng thật lâu. Nếu càng ngắm mà càng thấy yêu thích, tâm hoan hỷ, thoải mái, nhẹ nhàng thì hãy thỉnh mẫu tượng ấy về để bày trí hoặc thờ.

Vị trí đặt tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ chuẩn phong thủy

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ là tượng phong thủy, thường được bày trí để cầu may mắn, hạnh phúc, tài lộc, bình an và sức khỏe. Bên cạnh việc chọn tượng theo mệnh thì cũng cần chú ý đến cách thỉnh và bày trí tượng.

Cách thỉnh tượng Tam Đa

Để thờ, bày trí tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ, bạn có thể tiến hành theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Chọn mẫu tượng phù hợp có diện tượng đẹp, nước da hồng hào, tươi sáng
  • Bước 2: Chọn vị trí tượng Tam Đa hợp phong thủy, có hướng đặt tượng phù hợp
  • Bước 3: Khai quang và an vị tượng nếu muốn thờ, còn nếu chỉ để trưng bày thì không cần khai quang cũng được.

Vị trí đặt tượng Tam Đa theo phong thủy

Tượng Tam Đa thường đặt theo thứ tự từ trái sang phải, đầu tiên là ông Phúc, tiếp đến là tượng ông Lộc và cuối cùng là tượng ông Thọ. Các vị trí và hướng bày trí tượng thường là:

  • Đặt tượng hướng vào phòng khách để giúp mang đến may mắn, tài lộc, sức khỏe cho gia đình. Khi đặt tượng ở hướng này, cần tránh để tượng hướng mặt vào bể cá, phòng ngủ hoặc nhà vệ sinh…
  • Tượng Tam Đa cũng có thể đặt ở hai bên cửa chính. Tuy nhiên, cần tránh đặt đối diện cửa sổ hoặc cửa chính để tránh thất thoát tài lộc, ảnh hưởng đến tài vận, sức khỏe của gia chủ.
  • Tượng Tam Đa nên đặt ở hướng cung quý nhân hoặc cung thiên lộc. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể đặt ở hướng hợp với mệnh của gia chủ để giúp gia tăng may mắn, tài lộc, sức khỏe, giúp vượng khí cho gia đình.
  • Người ta cũng thường đặt tượng Tam Đa ở hướng Đông Nam của bàn làm việc để giúp gia chủ có sự nghiệp phát triển, gặt hái được nhiều thành công.
  • Tượng Tam Đa có thể đặt ở Taplo ô tô, như vậy sẽ mang đến may mắn, bình an, giúp gia chủ gặp thuận lợi khi tham gia giao thông.

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ có nên khai quang không?

Thực tế, tượng Tam Đa có thể khai quang hoặc không đều được. Khai quang điểm nhãn, hô thần nhập tượng là nghi thức dành cho các vật phẩm phong thủy có mắt. Nếu muốn tượng phát huy tối đa hiệu quả phong thủy hoặc muốn thờ tượng.

Vật phẩm cần chuẩn bị

Trước khi khai quang, gia chủ cần chuẩn bị các vật phẩm sau:

  • Mâm cỗ cúng gồm cơm, canh, rượu, thịt, chả giò… (có thể thêm các món khác tùy ý)
  • Hoa tươi, đèn, nến, 1 chén rượu tịnh có thả sẵn vài lát gừng
  • Một chiếc gương cầm tay, 1 chiếc khăn mềm sạch

Các bước khai quang

Các bước khai quang tượng Tam Đa được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Chọn giờ tốt, chuẩn bị đầy đủ vật phẩm cần thiết
  • Bước 2: Đến giờ, gia chủ ăn mặt chỉnh tề, khép cửa phòng, bày biện mâm cỗ, trùm vài đỏ lên tượng
  • Bước 3: Thắp 3 nén hương, nhìn vào tượng, đọc văn khấn
  • Bước 4: Đặt hương xuống mâm hoa quả, bỏ vải đỏ che tượng, dùng khăn sạch nhúng rượu chấm lên mắt tượng
  • Bước 5: Cầm gương hướng mặt gương vào tượng, xoay gương theo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc bài chú khai quang.

Bài chú khai quang tượng

Điểm nhãn nhãn thông minh

Điểm nhĩ nhĩ thinh thinh

Điểm khẩu khẩu năng thuyết

Điểm phúc túc thông hành

Cấp cấp như luật lệnh

Tống thần – Tống Thần – Tống thần

Văn khấn khai quang

Phụng thỉnh Tam Tiên Phúc Lộc Thọ

Giáng hạ tại vị chứng minh

Kim vì ấn chú tên là:…

Sinh năm:..

Ngụ tại:…

Hôm nay ngày lành tháng tốt, con phát tâm phụng thờ cốt vị. Xin các ngài giáng hạ nhập vô. 

Hồn nhãn nhập nhãn

Hồn nhĩ nhập nhĩ

Hồn tâm nhập tâm

Túc bộ khai quang

Tâm, can, tì, phế

Cấp cấp linh linh

Một số lưu ý khi bày trí, thờ tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ

Khi thờ hoặc bày trí tượng phong thủy Tam Đa, bên cạnh việc chọn được mẫu tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đẹp, thần thái hoan hỷ, hợp mệnh thì gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nếu tượng Tam Đa thỉnh về thờ thì cần phải khai quang, còn nếu chỉ để bày trí theo phong thủy thì không cần khai quang cũng được.
  • Khi thờ cần bày biện đồ cúng đầy đủ, bàn thờ nghiêm trang, chỉn chu, thường xuyên thắp hương, cúng vái vào ngày mùng 1 mỗi tháng.
  • Nếu gia đình có thờ gia tiên thì bàn thờ Tam Đa phải đặt tách biệt không thờ chung với bàn thờ gia tiên. Lúc này, bàn thờ Tam Đa cũng cần có đèn nến, lư hương, bình hoa, mâm quả, cúng trái cây, đồ ngọt thường xuyên.
  • Không đặt tượng Tam Đa ở cùng vị trí với tượng Đạt Ma, tượng Quan Công để tránh gây xung đột năng lượng.
  • Khi bày trí tượng Tam Đa, cần đặt tượng cách mặt đất từ 80 – 100cm. Nên bày trí ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm, tránh đặt ở nơi tối tăm, bụi bặm, thiếu ánh sáng. Không đặt tượng cao hơn đầu của gia chủ cũng không nên bày tượng trong tủ kính.
  • Tuyệt đối không đặt tượng Tam Đa ở chân cầu thang, trong phòng ngủ, phòng bếp, phong vị sinh hay hướng mặt tượng vào các vị trí này.

Có thể thấy, các mẫu tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ bằng đá có màu sắc đẹp, độ bền cao, nổi tiếng với tính linh cao, có hiệu quả phong thủy tích cực. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng có thể liên hệ với Lộc Phát qua hotline 093.173.8189.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ cùng bạn bè

Khách hàng phản hồi

avatar
  Subscribe  
Notify of


Chat Zalo
Gọi điện ngay