5 Mẫu Bài Vị Ông Táo Đẹp Mạ Vàng 24k Cao Cấp Nhất


bài vị ông táo rồng mạ vàng đẹp nhất hcm

5 Mẫu Bài Vị Ông Táo Đẹp Mạ Vàng 24k Cao Cấp Nhất

Xưởng chuyên bài vị – khánh thờ mạ vàng 24k.Các mẫu bài vị Ông Táo đẹp nhất hiện nay. Bài vị rồng, chữ thếp vàng. Đặt bài vị Táo Quân theo yêu cầu tại HCM.

Ý nghĩa phong tục thờ cúng Ông Táo ( Táo Quân)

Thờ cúng Ông Táo là phong tục tập quán của người dân Việt Nam ta từ xưa tới nay. Tục cúng Ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho gia đình sự no ấm, đủ đầy, thuận hòa, hạnh phúc.

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Ông Táo gồm ba Vị Thần là Thổ Công – Thổ Địa – Thổ Kỳ. Ba Vị Thần này được gọi chung với một Danh Hiệu là “Định Phúc Táo Quân”. Dân gian hay gọi tắt là Táo Quân. Bàn thờ Ông Táo thường được lập khá đơn giản. Trong đó, vật quan trọng nhất không thể thiếu trên bàn thờ là tấm Bài Vị Ông Táo. Trên tấm Bài Vị ghi Danh Hiệu “Định Phúc Táo Quân” để ta thờ cúng.

Bài Vị Ông Táo ngày nay được rất nhiều cơ sở chế tác và đưa ra thị trường. Các mẫu Bài Vị đa dạng về kiểu dáng, kích thước, chất liệu, chất lượng, giá cả. Quý khách cân nhắc khi lựa chọn Bài Vị để Thỉnh về thờ. Bởi trên thị trường nhiều mẫu Bài Vị trông khá giống nhau, nhưng chất lượng và giá cả rất khác nhau. Để an tâm quý khách nên tới những cơ sở uy tín lâu năm để Thỉnh Bài Vị cho đảm bảo chất lượng và rõ nguồn gốc xuất xứ.

5 Mẫu Bài Vị Ông Táo Mạ Vàng Cao Cấp Nhất của Đồ Thờ Lộc Phát.

Đồ Thờ Lộc Phát là cơ sở uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong chế tác đồ thờ cúng. Thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, được nhiều khách hàng lựa chọn. Các mẫu Bài Vị Ông Táo của Đồ Thờ Lộc Phát được thiết kế sang trọng và độc đáo. Bài Vị được chế tác công phu, tỉ mỉ từng đường nét. Đây là mẫu Bài Vị Cao cấp, chữ viết, linh vật, họa tiết được mạ vàng 24K đẹp và giá trị. Bài Vị được trang hoàng bởi phần khung chắc chắn, chống ẩm mốc, chống trầy xước. Chữ viết thanh mảnh, linh vật sống động, họa tiết tinh tế nổi bật trên nền đỏ nhung. Các mẫu Bài Vị Ông Táo mạ vàng chắc chắn sẽ đem tới cho không gian thờ cúng thêm trang trọng và ấm áp.

Đồ thờ Lộc Phát xin giới thiệu 5 mẫu Bài Vị Ông Táo mạ vàng cao cấp nhất, mời quý khách hàng tham khảo:

1, Mẫu bài vị Táo Quân Rồng Vàng – khung vàng

bài vị ông táo rồng mạ vàng đẹp nhất hcm

Bài vị Ông Táo Đep Rồng Vàng

bài vị ông táo khung vàng rồng vàng đẹp nhất hcm

bài vị ông táo khung vàng rồng vàng đẹp nhất hcm

bài vị ông táo khung vàng rồng vàng đẹp nhất hcm

kích thước:

  • 30x40cm
  • 38x48cm 

2. Mẫu bài vị Táo Quân Rồng Vàng – Khung gỗ

bài vị ông táo đẹp nhất

bài vị ông táo đẹp nhất

bài vị ông táo đẹp nhất

bài vị ông táo đẹp nhất

kích thước:

  • 30x40cm
  • 38x48cm 

3. Mẫu bài vị Ông Táo chữ vàng nền nhung đỏ – khung gỗ

địa chỉ bán bài vị ông táo đẹp nhất

Bài vị Ông Táo Đẹp Chữ Vàng

kích thước:

  • 17x30cm 
  • 30x40cm

4. Mẫu bài vị Ông Táo chữ vàng nền nhung xanh – khung gỗ

bài vị ông táo khung gỗ nền xanh đẹp

Bài vị Ông Táo Đẹp Chữ Vàng

kích thước:

  • 17x30cm
  • 30x40cm

5. Bài vị ông táo theo yêu cầu (gắn thêm đèn led – tùy chọn khung)

Ngoài các mẫu trên thì Lộc Phát còn nhận lên các mẫu bài vị ông táo theo yêu cầu như tùy chỉnh nền, chữ, khung, rồng hoặc gắn thêm đèn.

Tìm hiều về Ông Táo (Ông Công Ông Táo, Táo Quân) theo tín ngưỡng của người dân Việt Nam ta.

Nguồn gốc Ông Công Ông Táo.

Theo quan niệm và tín ngưỡng của người dân Việt Nam ta nguồn gốc của Táo Quân có thể được tóm tắt như sau:

Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Dẫn tới vợ chồng hay phiền muộn và cãi nhau. Một hôm hai người xảy ra mâu thuẫn. Trọng Cao giận quá đã lỡ tay đánh Thị Nhi, khiến Thị Nhi bỏ đi. Trong lúc Thị Nhi bỏ đi thì gặp Phạm Lang. Hai người nảy sinh tình cảm với nhau và Thị Nhi về làm vợ Phạm Lang.

Một thời gian sau Trọng Cao hết giận, thấy mình cũng có lỗi nên đã đi tìm Thị Nhi. Trong lúc đi tìm Thị Nhi, Trọng Cao đã tiêu hết tiền bạc trong người nên phải đi ăn xin. Một hôm Trọng Cao tới xin đúng nhà của Thị Nhi, cả hai gặp và nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà và kể cho nhau nghe hết sự tình. Thị Nhi rất ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Trong lúc Trọng Cao và Thị Nhi đang trò chuyện thì Phạm Lang đi làm đồng trở về nhà. Cả hai chưa biết làm thế nào để giải thích việc này với Phạm Lang. Thị Nhi sợ Phạm Lang và Trọng Cao gặp nhau sẽ khó giải thích. Nên kêu Trọng Cao tạm ẩn trong đống rơm ngoài vườn.

Không ngờ Phạm Lang về nhà liền đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không giám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi thấy Trọng Cao chết vì sự sắp đặt của mình nên nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang vô cùng hoảng hốt và bất ngờ, không biết cứu vợ thế nào. Nên cũng nhảy vào đống rơm đang cháy chết theo vợ.

Sau khi chết linh hồn của ba người được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy cả ba đều có tình nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân.

Danh hiệu của Táo Quân.

Táo Quân gồm có ba Vị Thần, được gọi với một Danh Hiệu chung là “Định Phúc Táo Quân”. Mỗi Vị Thần được phân công phụ trách một công việc riêng:

– Phạm Lang là Thổ Công – Danh Hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân: Phụ trách cai quản chuyện bếp núc, miếng cơm, manh áo.

– Trọng cao là Thổ Địa – Danh Hiệu là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần: Phụ trách cai quản chuyện long mạch, đất đai, nhà cửa.

– Thị Nhi là Thổ Kỳ – Danh Hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần: Phụ trách cai quản chuyện tiền bạc, chợ búa.

Cách lập bàn thờ Ông Công Ông Táo.

Theo quan niệm và tín ngưỡng của người dân việt nam ta từ xưa tới nay. Thì Định Phúc Táo Quân là ba Vị Thần cai quản chuyện bếp núc, trông nom nhà cửa và giữ lửa cho gia đình. Nên bàn thờ thường được đặt trong khu vực bếp. Như vậy sẽ mang lại cho gia chủ sự yên ấm, hòa hợp, hạnh phúc.

Việc chuẩn bị bàn thờ Ông Táo cũng như vị trí đặt bàn thờ là rất quan trọng. Bàn thờ nên dặt ở nơi cao ráo, bàn thờ có thể đặt bên cạnh hoặc phía bên trên bếp. Hướng bàn thờ đặt theo hướng bếp. Vị trí tốt nhất là đặt đầu bàn thờ hướng ra phía bếp.

Lưu ý: Bàn thờ Ông Táo không được đặt gần bồn rửa. Bởi theo phong thủy thì Thủy khắc Hỏa nên cần đặt bàn thờ tránh nguồn nước trong nhà. Bàn thờ cũng không được đặt gần hay đối diện với nhà vệ sinh. Vì bàn thờ là nơi linh thiêng không được đặt ở nơi ô uế.

Bàn thờ Ông Công Ông Táo gồm có những gì?

Một bàn thờ Ông Táo thông thường được bài trí khá đơn giản. Các vật phẩm thường được đặt trên bàn thờ gồm có: Bài Vị Ông Táo, bát nhang, bình hoa, đĩa đựng trái cây, ly nước …

Lễ cúng Ông Công Ông Táo ngày thường hoặc các ngày rằm, mùng 1 trong tháng thì chỉ cần hương, hoa quả tươi, nước là đủ.

Lễ cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp.

Theo tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Trưa ngày ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời. Ngài về trời để báo cáo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình hạ giới một năm qua. Nên các gia đình làm lễ cúng để tiễn Ông Công Ông Táo về chầu trời. Với mong muốn Táo Quân sẽ báo cáo những điều tốt, hạn chế những điều chưa tốt.

Các gia đình thường cúng Ông Táo sớm nhất là từ ngày 20 tới muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để tiễn Ông Táo. Tới giờ Tý (tức khoản 11 giờ đêm tới 1 giờ sáng) đêm giao thừa Ông Táo mới quay trở lại trần gian. Và tiếp tục làm các công việc của mình trong năm mới.

Ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ cúng Ông Công Ông Táo lớn nhất trong năm. Nên ngoài Bài Vị, hương, hoa, quả, nước như thường lệ thì vào ngày 23 tháng Chạp gia chủ cần chuẩn bị thêm:

Mâm cỗ cúng Ông Táo.

Mâm cỗ cúng thường có các món ăn truyền thống như : Gà luộc (hoặc thịt lơn luộc), giò lụa, xôi, chè, một món canh, một món xào, rượu, gạo, muối…

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Ông Táo như thế nào thì tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Xong các gia đình nên chuẩn bị mâm cỗ cúng phù hợp. Không nhất thiết phải quá cầu kỳ, tránh lãng phí.

Lễ vật cần chuẩn bị.

– Ba bộ mũ áo Táo Quân trong đó 2 bộ mũ áo cho Táo ông và 1 bộ mũ áo cho Táo bà, tiền vàng.

– Các gia đình cũng nên cân nhắc mua sắm vàng mã vừa đủ. Tránh mua quá nhiều gây tốn kém và khi đốt làm ảnh hưởng tới môi trường.

Phương tiện để Ông Táo lên chầu trời.

– Tuỳ vào phong tục tập quán của từng địa phương mà gia chủ sẽ lựa chọn như cá chép hoặc ngựa. Nhưng chú ý là chỉ nên chọn 1 trong 2 phương tiện chứ không nên chọn cả hai.

– Nếu chọn cá chép thì có thể cúng cá chép sống hoặc cúng tranh cá chép đều được. Cúng cá chép sống sau khi thắp hương xong, đem cá tới sông, ao, hồ nơi có nguồn nước sạch để thả. Thả cá chép sống ngoài là phương tiện đi lại để Táo Quân đi lại còn mang nghĩa phóng sinh, cuối năm làm nhiều việc thiện.
– Còn nếu cúng ngựa vàng mã hay tranh cá chép thì sẽ đốt cùng áo mũ Ông Táo và tiền vàng.

Có thể bạn quan tâm: 15 mẫu bài vị Cửu Huyền Thất Tổ đẹp

Chia sẻ cùng bạn bè

Khách hàng phản hồi

avatar
  Subscribe  
Notify of


Chat Zalo
Gọi điện ngay