- Mô tả
Mô tả
Phật Bà Quan Âm là biểu tượng cho Từ Bi và Trí Tuệ. Ngài được Đức Phật nhắc tới nhiều trong kinh Đại Thừa. Và được người đời kính ngưỡng bởi hạnh nguyện Từ Bi, luôn đem tới niềm vui và cứu khổ không mệt mỏi, không giới hạn với chúng sinh. Phật Bà Quan Âm với tình thương bao la vô bờ bến, là mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền. Ngài còn được gọi người đời gọi với một cái tên thân thương, gần gũi là Mẹ Quan Âm.
Phật Bà Quan Âm là một trong những vị Phật được thờ cúng nhiều nhất hiện nay. Ngài không chỉ được thờ tại chùa mà còn được nhiều gia đình Phật Tử thỉnh về thờ tại gia. Thờ Ngài với lòng thành tâm, mong muốn học tập, noi theo Đức Hạnh của Ngài, sống lương thiện, từ bi, cho tâm hồn được an nhiên tự tại.
Tượng Phật Bà Quan Âm Trắng Viền Vàng
Một trong những mẫu tượng Phật Bà Quan Âm được nhiều gia đình lựa chọn thỉnh về thờ nhất hiện nay là mẫu tượng Phật Bà Quan Âm trắng viền vàng. Đây là mẫu tượng mới được làm từ bột đá cao cấp màu trắng ngọc. Họa tiết hoa văn được viền vàng tinh tế, sắc nét, sang trọng. Tượng Phật Bà Quan Âm trắng ngự trên đài sen vững chắc màu trắng ngọc đồng bộ với tượng Phật.
Tượng Phật Bà Quan Âm trắng viền vàng được phủ nano trơn bóng cho tượng thêm bền đẹp và bền màu hơn. Diện tượng đẹp, khuôn mặt cân đối, thần thái vui tươi. Tượng được tạc với nước da hồng hào, ánh mặt hiền từ, nụ cười từ bi, y áo trắng nhẹ nhàng, thanh khiết làm toát nên sự từ bi, khoan dung, phúc hậu.
Cuộc đời tu tập của Quan Thế Âm Bồ Tát
Trong kinh Bi Hoa nói về cuộc đời tu tập của vị Phật Bà Quan Âm như sau:
Rất lâu trong quá khứ Phật Bà Quan Âm là Thái Tử tên Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm. Thời ấy có Đức Phật tên là Bảo Tạng Như Lai, vua Vô Tránh Niệm hết lòng sùng bái đạo Phật, Sắm đẻ lễ quý báu dâng cúng Phật và Chư Tăng trong ba tháng hạ. Nhà vua cũng khuyến khích các quan văn, vương tử, vương tôn, triều đình quyến thuộc theo vua cúng dường. Thái Tử cũng vâng lệnh vua cha, dâng cúng đủ các trân cam mỹ vị, hết lòng thành kính Đức Phật và chúng tăng.
Lúc bấy giờ triều đình có vị Đại thần tên Bảo Hải, là phụ thân của Phật Bảo Tạng. Ông khuyên Thái Tử nên lập nguyện nhờ công đức cúng giường này mà cầu quả báu Vô Thượng Bồ Đề, bởi quả báu này mới là phước báu chân thật vĩnh hằng. Không nên cầu quả ở cõi trời, cõi người này vì quả báu phước cõi ấy là phước báu hữu hạn. Dù chúng ta có lên trời rồi, đến khi hết phước cũng phải sa đọa.
Thái tử nghe lời khuyên của đại thần, liền tới trước Phật Bảo Tạng mà nguyện rằng: “Nguyện xin nhờ công đức cúng dường này cầu quả Vô Thượng Bồ Đề. Con nguyện xin trong lúc tu đạo tự lợi, lợi tha, nếu có chúng sinh nào lêm vào tai nạn, không thể tự cứu chữa được, không nơi nương nhờ, hễ niệm đến danh hiệu con, con liền đủ sức thần thông đến cứu độ ngay. Nếu lời nguyện ấy không thành, con thề không chứng quả Bồ Đề. Con xin phát đại thệ nguyện tu đạo Bồ Tát cho đến cùng tận đời vị lai, trải qua vô số kiếp, khi Phụ Vương con thành Phật hiệu A Di Đà ở thế giới Cực Lạc, thì con sẽ làm thị giả hầu hạ Ngài cho đến khi Chánh Pháp Ngài tận diệt con mới chứng quả Bồ Đề. Con nguyện xin Đức Thế Tôn và mười phương chư Phật thọ ký cho con như vậy”.
Phật Bảo Tạng đã thọ ký cho Thái Tử rằng: “Do quan sát chúng sinh trong vô số thế giới đều vì tội nghiệp mà phải chịu quả báu đau khổ nên ngươi phát bi tâm, ngươi lại nguyện quan sát nghe được tiếng kêu cầu đau khổ của thế gian để đến cứu độ. Nay ta thọ ký cho ngươi hiệu là Quán Thế Âm. Ngươi sẽ giáo hóa cho vô lượng chúng sinh thoát khỏi khổ não. Trong khi tu đạo, ngươi phải làm mọi Phật sự để lợi ích chúng sinh. Sau khi Phật A Di Đà nhập diệt rồi, cõi Cực Lạc sẽ đổi tên là Nhất Thế Trân Bảo Sở Thành Tựu, càng thêm tốt đẹp hơn trước nữa. Khi ấy, đang lúc ban đêm, trong khoảnh khắc, tất cả mọi thứ trang nghiêm đều hiện ra giữa không trung, tức thì ngươi thành Phật, hiệu là Biến Xuất Nhất Thế Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, sống lâu đến chín mươi sáu ức na do tha kiếp. Sau khi ngươi diệt độ rồi, Chánh Pháp sẽ còn lưu truyền lại sáu mươi ba ức kiếp nữa”.
Thái Tử Bất Huyền nghe Phật Bảo Tạng thọ ký trong lòng vô cùng hoan hỉ và thưa rằng: “Như lời nguyện của con được hoàn toàn viên mãn, thì đối với con còn hạnh phúc nào bằng. Nay con xin nguyện mười phương chư Phật cũng thọ ký cho con như thế, làm cho tất cả thế giới đều rung chuyển như tiếng âm nhạc, ai nghe cũng được giải thoát”. Rồi Thái Tử cúi đầu đảnh lễ Đức Phật.
Bấy giờ các thế giới tự nhiên rung chuyển phát ra tiếng hòa nhã như âm nhạc. Ai nghe cũng thân tâm thanh tịnh, dục vọng không còn. Tiếp đó các Đức Phật trong mười phương thế giới cũng đồng thanh thọ ký cho Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: “Trong thời kiếp Thiên Trú, ở thế giới Tân Đề Lam có Đức Bảo Tạng Như Lai ra đời. Thái Tử Bất Huyền con vua Vô Tránh Niệm phát tâm cúng Phật và chúng Tăng ba tháng. Nhờ công đức ấy, trải qua vô số kiếp về sau, Thái Tử sẽ thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thế Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai ở thế giới Trân Bảo Sở Thành Tựu. Nghe chư Phật thọ ký xong Thái Tử Hoan hỉ vô cùng. Từ đó trải qua vô số kiếp về sau, Ngài tinh tấn tu đạo Bồ Tát, cứu độ tất cả chúng sinh, không bao giờ quên đại bi tâm của Ngài.