NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ – VƯƠNG MẪU NƯƠNG NƯƠNG

Tượng Ngọc Hoàng Vương Mẫu tại Đồ Thờ Lộc Phát thường được chế tác từ chất liệu bột đá Đài Loan cao cấp. Đây là loại chất liệu bền đẹp, phổ biến nhất hiện nay, được các nghệ nhân tạo tác tỉ mĩ, thần thái trang nghiêm nhất. Ngoài ra, Lộc Phát cũng giới thiệu tới quý khách hàng một số mẫu tượng Ngọc Hoàng Vương Mẫu bằng chất liệu khác như poly, composite, sứ,…để có thể phù hợp với nhu cầu thờ cúng của đại đa số quý đạo hữu gần xa. Chân thành cảm ơn quý đạo hữu đã ghé tham quan và thỉnh tượng tại Lộc Phát.

Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tây Vương Mẫu là hai đấng thiên tôn tối cao, biểu tượng cho quyền uy và từ bi, cho sự bảo hộ và phúc lộc. Tôn tượng các Ngài được thờ phổ biến trong các điện phủ Tứ Phủ, chùa chiền, đạo quán, đền miếu và cả trên bàn thờ gia tiên của  nhiều gia đình. Không chỉ là biểu trưng tôn giáo, tượng Ngọc Hoàng – Vương Mẫu còn là trung tâm năng lượng tâm linh, nơi quy tụ lòng thành, niềm tin và nguyện ước an lành của con người hướng về cõi thiêng.

Ngọc Hoàng Thượng Đế và Vương Mẫu nương nương là hai vị thần có quyền năng tối cao

Ngọc Hoàng Thượng Đế và Vương Mẫu nương nương là hai vị thần có quyền năng tối cao

Ngọc Hoàng và Vương Mẫu trong văn hóa tâm linh

Ngọc Hoàng Thượng Đế (玉皇上帝) là đấng tạo hóa, vua của Thiên đình, là vị thần tối cao cai quản tam giới (trời, đất và người). Ngài đứng đầu tất cả các vị thần, tiên, thánh, có quyền lực tối thượng và sức mạnh siêu nhiên.

Trong tiềm thức dân gian, Ngọc Hoàng Thượng Đế nắm giữ phúc họa của muôn loài. Tương truyền, Ngài sống ở tầng trời thứ 36 (cõi Đại La Thiên theo Đạo giáo và cõi Tối Đại Niết Bàn theo Phật giáo), nơi ánh sáng rực rỡ, chư thiên tụ hội.

Trong Đạo Mẫu Việt Nam, Ngọc Hoàng là vua cha Thiên Phủ, vị thần đứng đầu trong hệ thống Tứ phủ Vạn Linh. Tuy nhiên, Ngài không trực tiếp cai quản mà phân cho các vị thần thánh nhận quyền quản từng vùng Thiên, Địa, Thoải và Nhạc Phủ.

Bên cạnh Ngọc Hoàng là Vương Mẫu Nương Nương (王母娘娘). Bà ngự tại đỉnh núi Côn Lôn, quản lý vườn đào tiên ngàn năm mới kết trái – biểu tượng của sự bất tử, trường thọ và phúc đức.

Tín ngưỡng thờ Ngọc Hoàng và Vương Mẫu có sự phối hợp giữa Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Sự phát triển mạnh mẽ của quan điểm “tam giáo đồng nguyên” (mạnh mẽ thời Lý, Trần) khiến tôn tượng của hai vị này được thờ rộng rãi tại Việt Nam.

Ý nghĩa tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Vương Mẫu Nương Nương

Ngọc Hoàng và Vương Mẫu là hai vị Thần được người Việt tiếp nhận, Việt hóa và phối thờ trong nhiều đền phủ. Tượng thường được thờ ở vị trí cao nhất trong đền/phủ, gọi là Thượng điện hay Điện Tam Bảo. Một số nơi thờ phụng tiêu biểu là Phủ Tây Hồ (thờ Mẫu Liễu Hạnh, phối thờ cùng tượng Ngọc Hoàng), điện Long Hưng – Nam Định (thờ Ngọc Hoàng, Vương Mẫu, Nam Tào, Bắc Đẩu)…

Tượng Ngọc Hoàng Vương Mẫu bột đá áo xanh viền vàng

Tượng Ngọc Hoàng Vương Mẫu bột đá áo xanh viền vàng

Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế

Ngọc Hoàng Thượng Đế là đấng tạo hóa chí cao, đại diện cho công lý, đạo trời, sự bảo hộ và công bằng. Ngài cai quản trời đất, nắm giữ sổ sinh tử, quyết định phúc họa, thọ yểu của muôn loài.

Tượng vua cha Ngọc Hoàng thường được tạo tạc trong tư thế ngồi trên ghế rồng, thân mặc long bào. Đầu Ngài đội mũ Thập Nhị Hành, trong tay cầm Ngọc Hốt. Khuôn mặt Ngài trang nghiêm, toát ra phong thái uy nghi, đĩnh đạc.

Tôn tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế được thờ ở nhiều nơi, từ miếu, đền, phủ đến các bàn thờ tại gia. Việc thờ tôn tượng Ngài không chỉ nhằm thể hiện sự tôn kính, mà còn giúp kết nối con người với cõi trời. Thể hiện mong cầu được bảo hộ, tránh điều dữ, hóa giải sát khí, khai thông vận mệnh.

Tượng Vương Mẫu Nương Nương

Vương Mẫu Nương Nương là vị thần nữ tối cao, đại diện cho từ bi, trí tuệ, phúc thọ và là thần hộ mệnh của phái nữ. Bà mang đến sự cân bằng âm dương, sự viên mãn cho gia đình và con cháu.

Tượng Vương Mẫu Nương Nương thường được thể hiện trong tư thế ngồi trên ghế rồng. Đầu bà đội mũ phượng trang nghiêm, đẹp đẽ. Trên thân Ngài là phượng bào, một tay cầm trượng rồng, tay kia cầm quả đào tiên.

Việc thờ Ngọc Hoàng Vương Mẫu trước hết là thể hiện lòng biết ơn, kính ngưỡng đối với Đấng Tạo Hóa. Đồng thời cũng xuất phát từ mong cầu quốc thái dân an, gia đạo thuận hòa, phúc thọ viên mãn, âm dương hài hòa.

Cách thỉnh và thờ tượng Ngọc Hoàng – Vương Mẫu

Thờ cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tây Vương Mẫu không đơn thuần là một nghi lễ mang tính tín ngưỡng, mà còn là hành động kết nối tâm linh giữa con người với cõi Trời – Mẫu. Việc thỉnh tượng đúng cách, an vị đúng vị trí, và thờ cúng đúng nghi lễ sẽ giúp không gian thờ tụ linh khí, gia đạo bình an, công việc hanh thông.

Tượng Ngọc Hoàng Vương Mẫu được thờ phổ biến tại nhiều miếu, đền, phủ

Tượng Ngọc Hoàng Vương Mẫu được thờ phổ biến tại nhiều miếu, đền, phủ

Cách chọn tượng Ngọc Hoàng Vương Mẫu

Trước khi thỉnh tượng Ngọc Hoàng – Vương Mẫu về thờ, gia chủ nên xác định rõ mục đích thờ cúng: thờ tại gia, tại phủ riêng, chùa, miếu, am, đạo quán hay đền. Vì mỗi không gian thờ sẽ có cách thỉnh và bố trí khác nhau.

Khi chọn tượng thờ, nên quan tâm đến các yếu tố sau đây:

  • Chất liệu: Bột đá là lựa chọn lý tưởng cho người yêu sự bền chắc, tinh tế. Trong khi đó, poly – composite lại phù hợp kinh tế, dễ vận chuyển, trọng lượng vừa phải.
  • Thần thái tượng: Tượng thờ cần phải có thần, ánh mắt rõ ràng, biểu cảm sống động, thể hiện được sự uy nghi, cao quý mà từ bi của Ngọc Hoàng và Vương Mẫu.
  • Kích thước: Bàn thờ nhỏ chọn tượng 40 – 50cm, bàn thờ lớn, điện thờ nên chọn tượng 80 – 120cm.
  • Nơi thỉnh tượng: Nên chọn những cửa hàng chuyên phân phối tượng thờ như Đồ Thờ Lộc Phát để thỉnh tượng chuẩn.

Cách thỉnh tượng Ngọc Hoàng Vương mẫu

Sau khi chọn được tôn tượng thờ phù hợp và chuẩn bị không gian thờ cúng tươm tất, gia chủ cần chọn ngày tốt – giờ lành để thỉnh tượng. Tốt nhất nên chọn ngày vía Ngọc Hoàng là ngày mùng 9 tháng giêng hoặc ngày vía Vương Mẫu là ngày 3 tháng 3 âm lịch.

Nên thỉnh tượng Ngọc Hoàng Vương Mẫu vào ngày rằm, mồng 1 hoặc ngày vía các Ngài

Nên thỉnh tượng Ngọc Hoàng Vương Mẫu vào ngày rằm, mồng 1 hoặc ngày vía các Ngài

Tiếp đó, tiến hành sắm sửa lễ nhỏ gồm hoa tươi, trà, nước sạch, hương thơm để làm lễ thỉnh và an vị tượng. Trường hợp thỉnh tượng về thờ tại phủ hoặc điện, nên làm lễ nhập tượng theo nghi thức bản địa.

Vào ngày vía Ngọc Hoàng, Ngài sẽ giáng hạ dân gian. Để cầu mong phước lành, dân gian thường cử hành lễ nghinh thỉnh Ngọc Hoàng với lễ vật là 18 món ăn, biểu trưng cho sự đầy đủ, sung túc.

Cách an vị tượng chuẩn phong thủy

Tượng Ngọc Hoàng, Vương Mẫu cần được thờ ở một ban thờ riêng, không phối thờ chung với các vị Phật, Thần, Thánh khác. Tượng thờ cùng là Nam Tào, Bắc Đẩu hoặc các tôn tượng tiên nữ hầu quạt.

Vị trí của tượng là ở tầng cao nhất trên ban thờ, để tượng trưng cho ngôi vị thiên tôn tối thượng. Tượng Ngọc Hoàng bên phải, tượng Vương Mẫu bên trái. Có thể kèm theo bài vị, tráp đỏ, đèn dầu, đỉnh trầm, chén nước cúng, hoa quả…

Sau khi bày biện mâm lễ cúng tươm tất, gia chủ tiến hành thỉnh tượng về và an vị tượng lên bàn thờ. Không gian thờ cần sạch sẽ, tĩnh lặng, tránh đặt tượng dưới xà ngang, gần bếp hoặc nơi có năng lượng nhiễu loạn.

Lễ cúng và chăm sóc ban thờ

Lễ cúng rằm, mùng 1 nên chuẩn bị đầy đủ hương, đăng, hoa, trà, phẩm (ưu tiên các loại quả có màu đỏ, vàng – tượng trưng cho cát tường). Nếu cúng lớn, có thể thêm lễ chay, xôi chè, bánh trái.

Các vật phẩm cơ bản trên bàn thờ bao gồm nhang, đèn, đĩa hoa quả, hoa tươi và trà. Ngoài những vật phẩm trên, nhiều gia chủ còn chuẩn bị các loại đồ khô (bột khoai, táo tàu, tàu hủ ki, phổ tai, nấm mèo…).

Bàn thờ nên thường xuyên được lau chùi, giữ sạch sẽ, đảm bảo trang nghiêm. Tuyệt đối không để bụi bám lâu ngày hoặc để tượng trong tình trạng sứt mẻ, hư hỏng.

Những lưu ý quan trọng khi thờ tượng Ngọc Hoàng Vương Mẫu

  • Tuyệt đối không đặt tượng dưới đất, gần nhà vệ sinh, bếp, nơi ẩm thấp hoặc nơi nhiều người qua lại.
  • Tượng cần được đặt ở vị trí cao nhất của ban thờ, thể hiện sự tôn kính tuyệt đối với hai đấng Thiên Tôn.
  • Không để phía trên tượng là các vật nặng như điều hòa, quạt trần hay xà ngang – dễ tạo áp lực năng lượng, làm mất “khí” của tượng.
  • Nếu thờ tại gia, không cần khai quang theo nghi lễ đạo giáo mà chỉ cần tắm tượng bằng nước sạch, rượu gừng, thắp hương khấn lễ thành tâm là đủ.
  • Với những không gian thờ lớn như phủ, điện, am thờ…, tượng sau khi thỉnh thường được làm lễ khai quang điểm nhãn, mời thần nhập tượng.
  • Tượng Ngọc Hoàng – Vương Mẫu nên thờ riêng trên tầng cao nhất, tránh để chung với các tượng Phật, tượng Thánh hoặc bàn thờ tổ tiên (nếu không cùng ban).
  • Thờ tượng không chỉ là nghi lễ bên ngoài mà còn là lời cam kết sống đúng đạo, đúng tâm, đúng đức với bề trên.

Thờ tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Vương Mẫu Nương Nương không chỉ thể hiện niềm tin, lòng thành, sự tôn kính mà còn là sự kết nối tâm linh, cầu mong bình an, phúc lộc, hóa giải tai ách. Việc thỉnh và thờ tượng cần được thực hiện đúng nghi lễ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Đồ Thờ Lộc Phát để được tư vấn về cách chọn tượng thờ và các thỉnh tượng phù hợp.


Chat Zalo
Gọi điện ngay